Hướng dẫn cách xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất (ảnh minh họa)
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay vấn đề quy hoạch đất đang rất được quan tâm bởi chỉ khi quy hoạch đất chúng ta mơi hiểu được tiềm năng của những vừng đất chưa được sử dụng và những vùng đất sử dụng không hợp lý và phân bổ việc sử dụng đất của nước ta hiện nay có hợp lý hay không, từ đó có những giải pháp tiến hành điều chỉnh.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
– Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
– Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Quy định về bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đó là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương cụ thể theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ cụ thể như một số quy hoạch đất đai phổ biến như quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…
Quy định về bản đồ quy hoạch sử dụng đất như sau:
Trong Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó”.
Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ với tỉ lệ tương ứng hợp với đặc trưng. Chẳng hạn như bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 (khoản 2 điều 25 Luật quy hoạch đô thị). Còn đối với bản đồ quy hoạch chung đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000 hoặc 1/25.000 (khoản 2 điều 26) và đối với thị trấn là 1/5.000 hoặc 1/10.000 (khoản 2, điều 27).
Yếu tố giúp thể hiện nội dung quy hoạch đô thị chính là đồ án quy hoạch. Đồ án đó bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị (theo Khoản 6, Điều 3). Như vậy theo quy định tại đây thì bản đồ là tài liệu buộc phải có trong đề án quy hoạch.
-
Quy hoạch gồm: nhiệm vụ quy hoạch chung, nhiệm vụ quy hoạch phân khu và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.
-
Quy hoạch chung có nhiệm vụ xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị (theo Điều 23).
-
Quy hoạch phân khu xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đầu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.
-
Quy hoạch chi tiết là xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.
Hướng dẫn cách xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Ngày nay, quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ. Điều này được ghi rõ trong các văn bản luật đã được ban hành. Sẽ có nhiều loại bản đồ được sử dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn, mục đích sử dụng đất. Ý nghĩa và nhiệm vụ của chúng cũng được nêu rõ trong các văn bản luật và dưới luật về quy hoạch. Các bản đồ quy hoạch sử dụng đất đúng chuẩn cần đảm bảo yếu tố chuyên môn và tuân thủ theo quy định.
Trong đó, ký hiệu màu sắc trogn bản đồ quy hoạch sử dụng đất sẽ diễn tả những điều sau:
Ngoài xem bản đồ quy hoạch đất theo màu sắc, các ký hiệu loại đất trên bản đồ cũng giúp phân loại đất khoa học, như:
-
ONT: Đất ở tại nông thôn
-
ODT: Đất ở tại đô thị
-
LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
-
LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
-
LUN: Đất trồng lúa nương
-
BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
-
NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
-
CLN: Đất trồng cây lâu năm
-
RSX: Đất rừng sản xuất
-
RPH: Đất rừng phòng hộ
-
RDD: Đất rừng đặc dụng
-
NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
-
LMU: Đất làm muối
-
NKH: Đất nông nghiệp khác
-
TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
-
DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
-
DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
-
DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
-
DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
-
DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
-
DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
-
DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
-
DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
-
DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
-
CQP: Đất quốc phòng
-
CAN: Đất an ninh
-
SKK: Đất khu công nghiệp
-
SKN: Đất cụm công nghiệp
-
SKT: Đất khu chế xuất
-
TMD: Đất thương mại, dịch vụ
-
SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
-
SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
-
SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
-
DGT: Đất giao thông
-
DTL: Đất thủy lợi
-
DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
-
DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
-
DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
-
DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
-
DNL: Đất công trình năng lượng
-
DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
-
DCH: Đất chợ
-
DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
-
DCK: Đất công trình công cộng khác
-
TON: Đất cơ sở tôn giáo
-
TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
-
NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
-
SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
-
MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
-
PNK: Đất phi nông nghiệp khác
-
BCS: Đất bằng chưa sử dụng
-
DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng
-
NCS: Núi đá không có rừng cây
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội