Giải quyết tranh chấp bất động sản

Giải quyết tranh chấp bất động sản là một quá trình phức tạp nhưng cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính công bằng và hài hòa trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về cách giải quyết tranh chấp này, bao gồm các phương pháp pháp lý và phi pháp lý mà cá nhân và tổ chức có thể áp dụng.

Đối tượng tranh chấp là bất động sản giải quyết ở Tòa nào?

Tòa án nơi có đất, nhà là tòa án có thẩm quyền tốt nhất để tiến hành xem xét, xem xét tại chỗ tình trạng tài sản và hoàn tất quá trình thu thập đồ vật, tài liệu liên quan đến tài sản. Bởi vì bất động sản về bản chất là tài sản gắn liền với đất đai, không thể chuyển nhượng và thông thường các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc liên quan đến bất động sản đều do cơ quan quản lý nhà ở hoặc nhà nước cấp, được lưu giữ theo vị trí của tài sản.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Bên cạnh đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (được gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) là Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, có thể thấy Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản là Tòa án nơi có bất động sản. Theo đó, trong tranh chấp liên quan đến bất động sản thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức được xác định là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản theo thủ tục sơ thẩm để thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản bởi tính chất đặc thù của bất động sản là vật luôn cố định tại một vị trí địa lý nhất định.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản

Tranh chấp liên quan đến bất động sản là tranh chấp đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đối với bất động sản như quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt bất động sản. Khi có tranh chấp xảy ra thì có thể thực hiện các thủ tục như sau để giải quyết tranh chấp:

Thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản được giải quyết theo thủ tục thông thường về việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Thực hiện hòa giải tranh chấp theo thủ tục hòa giải giữa các bên đương sự

Các bên xảy ra tranh chấp sẽ tự tiến hành hòa giải với nhau, trong trường hợp các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đề nghị giải quyết vụ việc tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương có bất động sản đó.

Nếu trong trường hợp hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, các bên xảy ra tranh chấp về đất đai sẽ được giải quyết theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật như sau:

– Đối với thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:

Thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản được áp dụng trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật thì khi đó, các bên có tranh chấp liên quan đến bất động sản sẽ có quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết là: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp có thẩm quyền hoặc tiến hành khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai tại tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ thuộc về:

  • Chủ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nếu các bên đương sự không đồng ý với kết quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc có quyền khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
  • Chủ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tranh chấp về đất đai có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu không đồng ý với kết quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì các bên đương sự có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc tiến hành khởi kiện theo thủ tục hành chính ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

– Đối với thủ tục tố tụng tại Tòa án theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thủ thủ tục này được áp dụng trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
  • Trường hợp đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy theo quy định của pháp luật thì các bên đương sự có quyền lựa chọn một trong hai hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp có thẩm quyền hoặc tiến hành khởi kiện ra Tòa án để giải quyết và các bên phải lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án.

Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì các bên đương sự có thể thực hiện khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo quy định của pháp luật dân sự mà không cần hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

0866222823