ĐỀN BÙ NHÀ NỨT DO THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Việc xây dựng và thi công các công trình cơ sở hạ tầng, như đường, cống, hay hệ thống thoát nước, thường gặp phải vấn đề về nhà nứt do các hoạt động thi công. Trong bối cảnh này, bài viết sẽ đưa ra các thông tin chi tiết về việc đền bù nhà nứt do thi công công trình, bao gồm quy trình đền bù, quy định pháp luật, và cách giải quyết các tranh chấp liên quan.

Làm đường gây lún, nứt nhà dân phải bồi thường thế nào?

Theo Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu, người được giao các công trình phải bồi thường nếu hoạt động xây dựng công trình ảnh hưởng tới công trình khác.

Do đó, việc thi công đường ảnh hưởng tới nhà người dân thì phải bồi thường cho hộ dân đó.

Trong trường hợp, do việc xây dựng tuyến đường đã hoàn thành 1 năm mới xuất hiện các vết nứt, lún cần làm đơn đến chính quyền địa phương để yêu cầu xử lý.

Trong trường hợp chính quyền địa phương không xử lý, người dân có thể gửi đơn đến cấp cao hơn hoặc khởi kiện.

Khi đó cần một đơn vị giám định độc lập để xác định vết nứt, lún do nguyên nhân nào. Nếu có căn cứ xác định công trình xây dựng đường gây thiệt hại đối với tài sản của gia đình thì chủ đầu tư, người được giao quản lý, sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm bồi thường. Bên thi công nếu cũng có lỗi trong việc để công trình xây dựng gây thiệt hại cho người dân thì cũng phải liên đới bồi thường.

Việc tính mức thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định, việc tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác có thể bị phạt tiền 30 – 100 triệu đồng.

Đền bù nhà nứt do thi công công trình như thế nào?

Theo pháp luật dân sự, chủ sở hữu công trình xây dựng bị lún nứt có quyền yêu cầu chủ công trình vi phạm phải đền bù bồi thường tùy thuộc mức độ vi phạm;

Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này được hiểu là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về tài sản (cụ thể là thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra) theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015

Trong đó, mức đền bù bồi thường được xác định theo các cách sau đây:

Cách 1: Theo thỏa thuận giữa các bên

– Các bên có quyền tự thỏa thuận về mức đền bù bồi thường do việc thi công công trình xây dựng dẫn đến thiệt hại;

– Tại đây, các bên cũng thỏa thuận về việc thực hiện khắc phục hậu quả bằng cách nào để giảm thiểu tối đa thiệt hại phát sinh như làm sao để giảm hiện tượng sụt lún, tăng độ chịu lực của công trình bị sụt lún, dừng việc thi công công trình, di dời vị trí thi công,…;

Cách 2: Xác định theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015

Mức độ thiệt hại của tài sản do việc thi công xây dựng nhà ở gây sụt lún công trình lân cận được xác định bao gồm:

– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút: Ví dụ như công năng sử dụng của nhà bếp, công trình phụ bị hạn chế, thiệt hại mà có thể đánh giá được thì mới có thể xác định được mức bồi thường;

– Các khoản chi phí hợp lý được sử dụng để ngăn chặn hoặc hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại do hành vi thi công gây sụt lún công trình lân cận gây ra;

Lưu ý: Việc yêu cầu bồi thường của bạn có thể thực hiện theo một trong những cách sau

– Các bên tự thương lượng, thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại;

– Nhờ một bên thứ 3 là bên trung gian hỗ trợ hòa giải về việc bồi thường thiệt hại; Bên thứ 3 này có thể là Ủy ban nhân dân cấp xã, ban ngành đoàn thể cấp thôn tại nơi sinh sống, người có tiếng nói trong khu vực dân cư…; Khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền (thường là Tòa cấp huyện nơi bạn đang sinh sống) để được giải quyết yêu cầu;

Như vậy, việc đền bù nhà nứt do thi công công trình có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như tự thỏa thuận, đề nghị bên thứ 3 làm trung gian hòa giải,…

Trong đó, quan trọng nhất là việc xác định mức bồi thường và cách thức thực hiện đền bù bồi thường cho bên bị sụt lún công trình.

Nguyên nhân nhà bị nứt do thi công công trình?

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của người làm trong công tác xây dựng là phải đảm bảo điều kiện ổn định và độ bền của công trình với các hao phí vật liệu, biện pháp an toàn và sức lao động ít nhất. Cho nên việc nghiên cứu chất lượng nền đất, hay nói cách khác là vấn đề phức tạp và rất quan trọng, có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn lớn trong việc thiết kế nền móng công trình.

Các nguyên nhân dẫn đến sự cố thường gặp Nghiên cứu về sự cố công trình do nguyên nhân nền móng đã cho thấy các nguyên nhân chính dẫn đến các sự cố do nền móng công trình thường nằm ở các khâu:

– Khảo sát xây dựng không đầy đủ hoặc không khảo sát;

– Thiết kế không hợp lý;

– Thi công không đúng với thiết kế;

– Tác động khác từ bên ngoài như tác động của công trình, hố đào hoặc chất tải ở khu vực lân cận, sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm, lún do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…

– Một số tác động ngoại cảnh như: dư chấn động đất, bị đâm đụng, khoan tường, ảnh hưởng nền móng do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà. Khi rơi vào những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc khiến cho các lớp tường, cùng vữa trát bị gãy. Từ đó, tạo thành các đường nứt ngang trên bề mặt.

– Bên cạnh đó, xây nhà vào ngày thời tiết nắng gắt. Khi đó, vật liệu xây ngót hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính, dẫn tới việc tường hay có những vết nứt chân chim.

– Xây dựng công trình gây ra sự thay đổi trạng thái ứng suất – biến dạng tự nhiên của khối đất, vì đó dẫn đến xuất hiện trường biến dạng tắt dần trong khối đất xung quanh móng công trình, quá trình đó diễn ra liên tục không dứt.

– Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ biến dạng khối đất và mặt đất, trong số đó có đặc điểm công nghệ xây dựng và điều kiện địa chất công trình.

– Biến dạng lún mặt đất khi thi công xây dựng công trình gây ra ảnh hưởng có hại đối với điều kiện bề mặt, mà kéo theo nó là sự hư hỏng có thể của các ngôi nhà và công trình phân bố gần kề. Mức độ hư hỏng của các ngôi nhà và công trình phụ thuộc cơ bản vào tình trạng kết cấu của chính bản thân các ngôi nhà và giá trị của các thông số của vùng biến dạng mặt đất. Sự cố biến dạng nền ảnh hưởng trực tiếp tới công trình như: Gây nguy hiểm cho công trình, thậm chí có thể dẫn tới phá hủy công trình; làm giảm tuổi thọ công trình; gây tâm lý bất ổn của người sử dụng; làm mỹ quan của công trình; mất thời gian, tiền của để xử lý.

Hiện nay, xảy ra rất nhiều trường hợp xây dựng công trình mới gây ảnh hưởng đến công trình lân cận do nhiều nguyên nhân. Trước hết là những khu dân cư hiện hữu có nhiều nhà cũ, xây dựng đã lâu, đã bán sang tay nhiều đời chủ nên các chủ nhà hiện tại không hiểu hết về quá trình xây dựng nhà, không có hồ sơ thiết kế.

Do đó, chủ đầu tư xây dựng nhà mới nếu không khảo sát kỹ sẽ không có đủ thông tin như móng của các công trình xây dựng như thế nào, móng của nhà mình có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh hay không, hoặc móng của nhà bên cạnh có xây lấn sang ranh đất nhà mình hay không… cùng nhiều yếu tố khác.

Bên cạnh đó, việc thi công xây dựng ảnh hưởng đến công trình lân cận còn do nhà thầu thi công không chuyên nghiệp. Các chủ nhà còn khoán tất cả mọi việc trong xây dựng cho nhà thầu, trong khi các nhà thầu chủ quan, tối đa hóa lợi nhuận nên không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, nhất là an toàn cho công trình lân cận, trong đó có việc không khảo sát hiện trạng của các công trình lân cận trước khi thi công, dẫn đến không có biện pháp thi công phù hợp.

 

Chi tiết liên hệ

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

0866222823